Hotline
028 3939 0400
Tài liệu

Sơ lược về Bugi xông (sấy)

28/03/2022

BUGI SẤY là một bộ phận giúp khởi động chiếc xe hiệu quả, nhất là trong thời tiết lạnh.

Khi trời lạnh, đặc biệt ở miền Bắc vào mùa đông, động cơ diesel sẽ khó nổ hơn bình thường do các lý do sau:

  1. Diện tích buồng đốt lớn, tỏa nhiệt nhiều nên nhiệt độ của không khí cuối kì nén bị thất thoát đáng kể.
  2. Tỉ số nén thấp so với buồng đốt thống nhất
  3. Áp suất dầu phun thấp

Các nhà sản xuất đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng hệ thống sấy sơ bộ để hỗ trợ tăng nhiệt độ cần thiết ban đầu cho động cơ diesel hoặc một số loại động cơ khác không có sử dụng tia lửa điện.

 

VÌ SAO ĐỘNG CƠ DIESEL PHẢI SỬ DỤNG BUGI SẤY?

Động cơ diesel hoạt động bằng cách nén hỗn hợp nhiên liệu dưới áp suất lớn đến mức tự bốc cháy sinh công. Bởi không sử dụng tia lửa điện, động cơ diesel cần một tí số nén lớn để đẩy nhiệt độ lên cao. Tỉ số này có khi đạt tới 20:1 trong khi ở động cơ xăng trung bình chỉ cần 9,5:1. Chính vì thế, khi thời tiết lạnh, nhiệt độ động cơ ở mức thấp, vòng tua máy khởi động thấp (khoảng 100v/ph) không đủ khả năng đảm bảo tỉ số nén cũng như nhiệt lượng trong kỳ nén của động cơ dẫn đến việc nhiên liệu khó có thể tự bốc cháy, từ đó động cơ khó khởi động.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất sử dụng hệ thống sấy sơ bộ để hỗ trợ nhiệt độ cần thiết ban đầu cho động cơ diesel nói riêng và một số loại động cơ không dùng tia lửa điện khác.

Thông dụng nhất có 02 loại:

- Dạng bugi sấy: là dạng sấy sơ bộ thông dụng nhất, được bố trí riêng trong từng xi-lanh.

- Dạng sấy khí nạp: bố trí trong đường dẫn nhiên liệu.

Đối với động cơ sử dụng bugi sấy, hệ thống sấy chỉ hoạt động để hỗ trợ khởi động. Còn đối với loại sử dụng bộ sấy khí nạp sơ bộ thì sau khi động cơ đã nổ, bộ phận này vẫn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định (nhiệt độ động cơ đạt mức cần thiết) để đảm bảo động cơ không chết máy.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN BUGI XÔNG/SẤY PHÙ HỢP ?

Người dùng cần cân nhắc những đặc điểm kỹ thuật cơ bản sau khi lựa chọn bugi sấy:

– Loại động cơ: Bugi sấy dùng cho động cơ turbo sẽ khác với loại dùng cho động cơ không có turbo và theo khuyến cáo của các nhà sản xuất là không được dùng lẫn 2 loại này với nhau. Cách phân biệt là loại dùng cho động cơ có turbo thường có thêm chữ “P” trên dãy thông số.

– Loại điện áp: Có 2 loại điện áp chính là một loại sử dụng điện áp 12V, loại này thường dùng cho ô tô dân dụng. Một loại dùng điện áp 24V dùng cho xe tải. Bên cạnh đó, còn có một số loại sử dụng 5,6V hoặc 9V để sấy cực nhanh giúp xe dễ khởi động hơn.

– Kích thước: Cũng giống như bugi đánh lửa, bugi sấy cũng có kích thước khác nhau tùy theo từng loại động cơ và từng nhà sản xuất.

– Bugi nóng, bugi lạnh: Mỗi loại động cơ đều sử dụng bugi sấy có công suất phù hợp để làm nóng buồng đốt và có khả năng chịu nhiệt khi hoạt động ở chế độ công suất lớn nhất. Vì vậy, nếu bạn sử dụng sai sẽ không mang lại hiệu quả và còn làm giảm tuổi thọ của bugi.

CẤU TẠO CỦA BUGI SẤY NGK

Bugi sấy có thể chia làm 02 loại, bugi sấy kim loại và bugi sấy gốm, chúng được phân biệt dựa vào vật liệu phần “dẫn nhiệt”.

 

CÁC HƯ HỎNG BUGI SẤY THƯỜNG THẤY?

  • Bugi sấy không hoạt động, hư hỏng có thể là do khi bật chìa khóa điện thì các tiếp điểm của rơ-le tiếp xúc kém, bộ định thời gian sấy bị hỏng hoặc đứt ngầm bên trong, cháy cuộn dây của rơ-le sấy.
  • Bugi sấy hư hỏng, không hoạt động còn do thao tác sai, bật đi nhiều lại quá nhiều lần trước khi khởi động. Bộ định thời gian sấy bị hỏng, hoặc thay thế không đúng chủng loại, chất lượng thấp.
  • Biểu tượng khi hệ thống sấy hoạt động tốt đó là hệ thống đèn trên bảng táp-lô luôn sáng, thời gian sáng lâu, hoặc không sáng khi bật chìa khóa điện cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống sấy động cơ đang có vấn đề.
  • Một dấu hiệu cũng khá dễ cho bạn nhận biết đó là hệ thống động cơ giật cục khi bắt đầu nổ, hoặc xả khói trắng một lúc, sau đó mới hoạt động bình thường.
Tài liệu

Tin liên quan